Thông tin kết quả nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ Tháng 2/2025
2025-03-27 12:59:15
1. TS. NGUYỄN MINH HIỀN
1. | Tên đề tài: | Nghiên cứu sàng lọc dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2 |
2. | Mã số | B2023-44-01 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | TS. Nguyễn Minh Hiền Nhóm nghiên cứu gồm: GS. TS Nguyễn Thị Thanh Mai TS. Nguyễn Kim Anh TS. Võ Thanh Hoá GS.TS. DS Lê Minh Trí TS. Phạm Tấn Thi HVCH Nguyễn Thị Yến Nhi TS. Nguyễn Thành Vũ TS. Lê Hữu Thọ ThS. Đỗ Văn Nhật Trường TS. Nguyễn Bùi Quốc Huy |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (02/2023-02/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 600 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 13 tháng 3 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | GS.TS. Trần Linh Thước (đơn vị Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 115/QĐ-ĐHQG ngày 11/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Hoàn thành việc thu thập, thiết lập danh mục các dược liệu/cây thuốc có tiềm năng ức chế hoạt động Nrf2. Kết quả: Danh mục 23 loài dược liệu/cây thuốc có tiềm năng ức chế hoạt động Nrf2 với các thông tin cơ bản như sau: – Tên tiếng Việt – Tên Khoa học – Các nhóm hoạt chất chính – Tác dụng dược lý – Sử dụng trong dân gian Nội dung 2: Thu thập, xử lý mẫu và chiết cao chiết toàn phần Kết quả: Hoàn thành việc thu thập, xử lý mẫu và chiết cao toàn phần, cụ thể: thu được 44 cao chiết methanol toàn phần từ các bộ phận dùng khác nhau của 23 loài dược liệu/cây thuốc tiềm năng để xác định hoạt tính ức chế hoạt động Nrf2 Nội dung 3: Sàng lọc hoạt tính ức chế biểu hiện Nrf2 trên hai dòng tế bào Huh7 và HaCaT của các loài dược liệu/cây thuốc Kết quả: Hoàn thành nội dung sàng lọc hoạt tính ức chế biểu hiện Nrf2 trên hai dòng tế bào Huh7 và HaCaT của các cao chiết toàn phần dược liệu thu được từ nội dung 2, cụ thể: 5/44 cao chiết MeOH thể hiện khả năng ức chế hơn 60% biểu hiện của Nrf2 ở nồng độ 100 µg/mL, bao gồm: rễ Lá lốt, thân cây Diệp hạ châu đắng (Phyllanthus amarus Schumach. & Thonn.), thân rễ Gừng gió (Zingiber zerumbet (L.) Roscoe ex Sm.), lá An xoa (Helicteres hirsuta Lour.), thân Núc nác (Oroxylum indicum (L.) Kurz). Đa số các cao chiết không gây độc trên tế bào ung thư Huh7 ngoại trừ cao chiết MeOH từ thân rễ Gừng gió, với phần trăm tế bào sống sót là 27,5±5,7%. Nội dung 4: Khảo sát khả năng kháng stress oxy hóa của các dược liệu tiềm năng trên mô hình ấu trùng cá ngựa vằn và phân tích khả năng kích hoạt lên tín hiệu gen mục tiêu Nrf2 Kết quả: Hoàn thành nội dung khảo sát khả năng kháng stress oxy hoá của các cao chiết toàn phần tiềm năng trên mô hình ấu trùng cá ngựa vằn và phân tích khả năng điều hoà tín hiệu gen mục tiêu Nrf2, cụ thể: phân đoạn chiết n-hexan từ lá An xoa (AX-He) cho thấy tiềm năng ức chế Nrf2 trên mô hình cá ngựa vằn. Điều này được thể hiện qua việc giảm biểu hiện của các gen mục tiêu Nrf2 như prdx1 và nrf2a trên dòng cá knockout keap1b (keap1bdl40) khi xử lý với AX-He ở nồng độ 50 và 75 µg/mL. Ngoài ra, kết quả sắc ký lớp mỏng cho thấy sự hiện diện của các sterol thực vật như stigmasterol và β-sitosterol trong cao chiết lá cây An Xoa, định hướng quá trình phân lập và đánh giá khả năng ức chế hoạt động Nrf2 ở Nội dung 5. Nội dung 5: Phân lập, tinh chế và xác định cấu trúc của hợp chất có tác dụng ức chế hoạt động Nrf2. Kết quả: Tiến hành phân lập và xác định cấu trúc của bảy hợp chất triterpenoid từ phân đoạn n-hexan của lá An xoa, bao gồm acid betulinic (1), lupeol (2), acid 3β–O-trans-caffeoylbetulinic (3), acid oleanolic (4), acid maslinic (5), acid ursolic (6) và β-sistosterol (7). Nghiên cứu thành công xác định ba hợp chất triterpenoid bao gồm acid betulinic (1), acid 3β–O-trans-caffeoylbetulinic (3) và β-sistosterol (7) có khả năng ức chế hơn 50% hoạt động của Nrf2 trên tế bào ung thư Huh7 và kích hoạt hơn 300% hoạt động Nrf2 trên tế bào thường HaCaT. Kết quả docking ba hợp chất (1), (3) và (7) với PI3Kα ghi nhận năng lượng liên kết lần lượt là -11,0; -10,8 và -9,4 kcal/mol. Kết quả mô phỏng động lực học phân tử cho thấy phức hợp PI3Kα khi liên kết với các phối tử giúp ổn định cấu trúc hơn PI3Kα riêng lẻ. Hợp chất acid 3β–O-trans-caffeoylbetulinic (3) có kết quả mô phỏng động lực học phân tử ổn định nhất trong số ba hợp chất. Điều này phần nào củng cố giả thuyết PI3K là thành phần điều hòa con đường tín hiệu Nrf2. Sự ức chế hoạt động của phức hợp PI3Kα có khả năng ức chế hoạt động của Nrf2 trong tế bào ung thư. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm mềm: – 01 danh mục các dược liệu/cây thuốc có khả năng ức chế hoạt động của Nrf2; – 07 bộ phổ đồ 1D-NMR của các chất có tiềm năng ức chế Nrf2 trên 2 dòng tế bào Huh7 và HaCaT. * Sản phẩm cứng: – 2 mg của hợp chất acid betulinic * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 04 Bài báo tạp chí quốc tế (Q1) + Nguyen, Hien Minh, Nhi Yen Thi Nguyen, Yi-Siao Chen, Han Thien Nguyen Le, Hoa Thanh Vo, and Chia-Hung Yen. Unveiling the potential of medicinal herbs as the source for in vitro screening toward the inhibition of Nrf2. Heliyon. 10(19), e38411. 2024. http://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e38411 + Minh Hien Nguyen, Thi Yen Nhi Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Thi Ngoc Tam Le, Ngoc Trong Nghia Chau, Tu Manh Huy Le, and Bui Quoc Huy Nguyen. Medicinal Plants as A Potential Resource for The Discovery of Novel Structures Towards Cancer Drug Resistance Treatment. Heliyon. 10 (20), e39229, 2024. http://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e39229 + Bui Quoc Huy Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Thi Yen Nhi Nguyen, Tu Hoang Khue Nguyen, Chia-Hung Yen, Minh Hien Nguyen. Hybridisation of in silico and in vitro bioassays for studying the activation of Nrf2 by natural compounds. Scientific Reports (2024) 14:31222. https://doi.org/10.1038/s41598-024-82559-54. + Minh Hien Nguyen, Nguyen Thien Han Le, Bui Quoc Huy Nguyen, Mai Thanh Thi Nguyen, Truong Nhat Van Do, Tho Huu Le, Vu Thanh Nguyen, Chia-Hung Yen. In vitro and in silico hybrid approach to unveil triterpenoids from Helicteres hirsuta leaves as the potential compounds for inhibiting Nrf2. RSC Advances. 15, 1915-1923, 2025. https://doi.org/10.1039/D4RA07646J. – Bài báo trong nước: 02 bài + Hien Minh Nguyen, Han Nguyen Thien Le, Nhi Thi Yen Nguyen, Hoa Thanh Vo, Thi Tan Phan, Chia-Hung Yen. Screening for in vitro inhibiting Nrf2 of some Vietnamese medicinal plants. VNUHCM Journal of Engineering and Technology. 6(3):1975-1999, 2023. https://doi.org/10.32508/stdjet.v6i3.1098 + Nguyễn Thành Vũ, Lê Thị Ngọc Tâm, Lê Nguyễn Thiên Hân, Nguyễn Kim Anh, Thái Khắc Minh, Lê Minh Trí, Nguyễn Minh Hiền. Đánh giá hoạt tính ức chế Nrf2 của cao chiết lá An Xoa (Helicteres Hirsuta Lour) trên mô hình cá ngựa vằn. Tạp Chí Y học Cộng đồng, 65 (CĐ 12 – Bệnh viện Thủ Đức). https://doi.org/10.52163/yhc.v65iCD12.1815 – 02 báo cáo Hội nghị/Hội thảo quốc tế + The 16th Asian Congress on Biotechnology 2023, Ho Chi Minh, Vietnam. 2023. [Invited Speaker]. https://afob-acb2023.com/wp-content/uploads/2023/10/PDF-1510.pdf, Ho Chi Minh, Vietnam + The 2nd International HCMUS-Chemistry Conference on Emerging trends in sustainable chemistry. Ho Chi Minh City, Vietnam. 2024. – Kết quả đào tạo: + Đào tạo thành công 01 thạc sĩ tại Trường Đại học Bách Khoa; + Hoàn tất đào tạo 02 Dược sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: nmhien@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
2. TS.DS. NGUYỄN PHƯỚC VINH
1. | Tên đề tài: | Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật của vi sinh vật nội sinh từ cây hương phụ (Cyperus Rotundus l. Cyperaceae) |
2. | Mã số | C2024-44-11 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | TS.DS. Nguyễn Phước Vinh Nhóm nghiên cứu gồm: 3TS, 1ThS. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (01/2024-01/2026) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 200 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 26/02/2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | GS.TS. Thái Khắc Minh (đơn vị Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 125/QĐ-ĐHQG ngày 13/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Phân lập, định danh vi sinh vật nội sinh từ cây Hương phụ Kết quả: Phân lập và định danh thành công 7 vi sinh vật nội sinh từ cây Hương phụ. Nội dung 2: Khảo sát hoạt tính kháng vi sinh vật của vi sinh vật nội sinh ly trích từ cây Hương phụ Cyperus rotundus L. Cyperaceae. Kết quả: Xác định hoạt tính kháng vi sinh vật của các vi sinh vật nội sinh này trên 5 dòng vi khuẩn Gram dương (MRSA, MSSA và B. subtilis) và Gram âm (E. coli và P. aeruginosa). |
12. | Kết quả | * Sản phẩm đào tạo và công bố khoa học: 1. 01 Bài báo quốc tế hạng Q1 (Heliyon) 2. Bac V.G. Nguyen, Linh X.T. Tran, Anh-Tu Ha-Nguyen, Minh-Tri Le, Thanh-Hoa Vo, Gia Phong Vu, Phuoc-Vinh Nguyen, Endophytic fungi isolated from Vietnamese Nut grass (Cyperus rotundus L. Cyperaceae) – A promising solution to mitigate the prime phenomenon of antibiotic resistance, Heliyon, 2025, e41920, ISSN 2405-8440. https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2025.e41920 3. Kết quả đào tạo: Hoàn tất đào tạo 01 Dược sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: npvinh@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
3. THS. NGUYỄN HOÀNG TUẤN
1. | Tên đề tài: | Khảo sát bài toán với đạo hàm chứa nhân kì dị |
2. | Mã số | C2024-44-29 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn Nhóm nghiên cứu gồm: 1TS, 1ThS. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Toán |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (01/2024-01/2026) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 200 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 11/3/2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | PGS.TS. Nguyễn Đình Huy (đơn vị Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 146/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | 4. Tổng quan 5. Bổ đề và tính chất liên quan 6. Xây dựng và chứng minh 2 định lí về hội tụ 7. Tổng hợp và viết hoàn thành bài báo công bố 8. Tính duy nhất nghiệm của bài toán |
12. | Kết quả | – 01 Bài báo tạp chí quốc tế hạng Q3/Q4 9. Nguyen Hoang Tuan, Vo Viet Tri. Existence and continuous dependence of nonlocal final value problem with Caputo-Hadamard derivative. Azerbaijan Journal of Mathematics, 2025, Vol 15, No. 1. Link: https://azjm.org/ – Hoàn tất 01 chuyên đề nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM; |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: nhtuan@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
4. TS. NGUYỄN MINH NAM
1. | Tên đề tài: | Xây dựng phương pháp chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt dựa vào biểu hiện của các micro RNA trong máu |
2. | Mã số | C2023-44-06 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | TS. Nguyễn Minh Nam Nhóm nghiên cứu gồm: CN. Bùi Thị Phường, CN. Nguyễn Thành Đạt, CN. Nguyễn Thị Kim Nhường, CN. Nguyễn Tấn Thanh Giang |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (02/2023-02/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 110 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 06 tháng 03 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | PGS.TS.BS Lê Văn Quang (đơn vị Trường ĐH Khoa học Sức khỏe) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 182/QĐ-ĐHQG ngày 26/02/2025 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh Kết quả: Thuyết minh đề tài Nội dung 2: Thu thập hồ sơ dữ liệu biểu hiện miRNA và các thông tin lâm sàng của bệnh nhân. Kết quả: – Danh sách có 9 bộ dữ liệu đã được thu thập. Cụ thể, có 5916 mẫu bệnh nhân không ung thư, 1027 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt và 6049 các mẫu bệnh nhân ung thư khác. – Danh sách phân loại thành 7 nhóm mẫu khác nhau trong đó: 5916 mẫu không ung thư, 1714 mẫu ung thư phổi, 1596 mẫu ung thư đại thực tràng, 1418 mẫu ung thư dạ dày, 1027 mẫu ung thư tuyến tiền liệt, 571 mẫu ung thư thực quản, 400 mẫu ung thư bàng quang, 350 mẫu ung thư biểu mô tế bào gan. – Danh sách đồng hóa dữ liệu về biểu hiện miRNA ở các bệnh nhân. Nội dung 3: Tìm kiếm, chọn lọc các chỉ thị sinh học để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt Kết quả: – Danh sách tổng cộng có 37 đầu dò tương ứng với các miRNA có sự khác biệt được sử dụng để sàng lọc cho các bước sau. – Danh sách sàng lọc các miRNA tiềm năng làm chỉ thị sinh học chẩn đoán sớm ung thư tuyến tiền liệt. Nội dung 4: Xây dựng mô hình chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt Kết quả: – Nghiên cứu xây dựng thành công 28 mô hình học máy dựa trên bốn thuật toán: hồi quy logistic, KNN, rừng ngẫu nhiên và CatBoost với số lượng lựa chọn đặc trưng tối đa là ba CIR-miRNA. Sự kết hợp của ba phân tử microRNA tuần hoàn trên đã giúp tạo ra mô hình phát hiện có độ chính xác gần như tuyệt đối trong sự phân định giữa nhóm mắc bệnh và nhóm không mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt (AUC = 99,95% ~ 99,98%). Các kết quả cho thấy bộ panel ba CIR-miR mục tiêu (CIR-miR-1290/1307-3p/4783-3p) có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến tiền liệt, cũng như có liên hệ mật thiết với căn bệnh này. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 Bài báo tạp chí quốc tế (Q3)Quang, M.T., Nguyen, M.N. (2024). The potential of microRNAs in cancer diagnostic and therapeutic strategies: a narrative review. JoBAZ 85, 7. https://doi.org/10.1186/s41936-024-00360-2 – Kết quả đào tạo: + Đào tạo thành công 01 thạc sĩ tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên; |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: nmnam@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
5. THS. NGUYỄN THỊ QUỲNH MAI
1. | Tên đề tài: | Dự đoán nguy cơ di căn vào phổi ở bệnh nhân ung thư vú |
2. | Mã số | C2023-44-11 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai Nhóm nghiên cứu gồm: 01 TS, 02 ThS và 02 CN. |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (23/02/2023-23/02/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 80 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 06 tháng 03 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | PGS.TS.BS. Lê Văn Quang (đơn vị Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 147/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Xây dựng thuyết minh Kết quả: Thuyết minh đề tài hoàn chỉnh Nội dung 2: Thu thập hồ sơ dữ liệu biểu hiện gene và các thông tin lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú Kết quả: – Tìm kiếm, thu thập được thông tin lâm sàng và hồ sơ về biểu hiện gen của bệnh nhân ung thư vú di căn phổi. – Sàng lọc, phân nhóm được các bệnh nhân dựa theo thông tin lâm sàng. – Đồng hoá được dữ liệu về biểu hiện gen ở các bệnh nhân. Nội dung 3: Tìm kiếm, chọn lọc các chỉ thị sinh học để dự đoán nguy cơ di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú. Kết quả: – Tìm kiếm các gene tiềm năng làm chỉ thị sinh học có biểu hiện khác biệt giữa bệnh nhân ung thư vú không di căn phổi và di căn phổi. – Sàng lọc các gene tiềm năng làm chỉ thị sinh học dự đoán nguy cơ di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú. Nội dung 4: Xây dựng mô hình dự đoán nguy cơ di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú. Kết quả: – Xây dựng được mô hình dự đoán nguy cơ di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú. – Kiểm định (Validation) được quy trình dự đoán nguy cơ di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú trên các tập dữ liệu khác. – Phân tích được khả năng sống của bệnh nhân ung thư vú bằng Kaplan-Meier dựa vào mô hình mới được xây dựng. |
12. | Kết quả | * Ấn phẩm khoa học: – 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus + Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Nguyễn Tường Vân, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Minh Linh, Nguyễn Minh Nam. Application of Machine Learning in Predicting Lung Metastasis in Breast Cancer Patients. IFMBE Proceedings (Springer), chấp nhận đăng vào ngày 25/09/2024. – 01 bài báo trong nước thuộc danh mục Hội đồng giáo sư Nhà nước + Nguyễn Thị Quỳnh Mai, Hoàng Đăng Hiếu, Nguyễn Thành Đạt, Nguyễn Minh Nam. DỰ ĐOÁN NGUY CƠ DI CĂN VÀO PHỔI Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ DỰA VÀO BIỂU HIỆN CỦA CFAP410. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 228(13): 148 – 156, 2023. https://jst.tnu.edu.vn/jst/article/view/7726 * Báo cáo hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước: – Hội nghị Khoa học Khoa Y ĐHQG-HCM lần 4, ngày 26/12/2023 với bài báo cáo “Development of machine learning models in predicting lung metastasis in breast cancer patients”. – Hội thảo Khoa học “Ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh”, ngày 31/05/2024 với tên bài báo cáo “Ứng dụng học máy trong chẩn đoán di căn phổi ở bệnh nhân ung thư vú” đạt giải Poster ấn tượng. – Hội nghị quốc tế “The 10th International Conference in Vietnam on the Development of Biomedical Engineering (BME10)”, ngày 25-27/07/2024 với bài báo cáo Oral “Application of machine learning in predicting lung metastasis in breast cancer patients” đạt giải Oral xuất sắc. * Kết quả đào tạo: Hoàn tất đào tạo 01 Dược sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ. |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: ntqmai@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
6. PGS.TS.BS. VÕ THÀNH TOÀN
1. | Tên đề tài: | Đánh giá tổn thương sụn chêm trên hình ảnh cộng hưởng từ và nội soi khớp gối ở bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước |
2. | Mã số | C2024-44-05 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | PGS.TS.BS. Võ Thành Toàn Nhóm nghiên cứu gồm: PGS.TS.BS. Võ Thành Toàn ThS. BS. Nguyễn Thiên Đức SV. Lê Đình Nguyên Anh SV. Nguyễn Văn Kỳ Hiên SV. Vưu Khánh Hiệp SV. Lê Anh Tú SV. Phan Lê Nguyên Bá |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 14 tháng từ 06/01/2024 đến 06/3/2025 |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 150 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 11 tháng 3 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | PGS.TS.BS. Lê Văn Quang (đơn vị Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 146/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Xác định tỉ lệ các loại tổn thương sụn chêm trên CHT khớp gối với nội soi khớp gối ở bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước. Kết quả: Xây dựng được tiêu chuẩn chọn lọc mẫu bệnh nhân. Thu được 185 mẫu bệnh nhân. Xác định tỷ lệ tổn thương sụn chêm ở bệnh nhân đứt DCCT là 47%, các đặc điểm tổn thương sụn chêm gặp nhiều nhất là vị trí sụn chêm trong; vùng 1/3 sau; hình thái tổn thương hỗn hợp. Nội dung 2: Xác định mức độ phù hợp CHT với nội soi khớp gối trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm ở bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước Kết quả: Tỷ lệ phù hợp giữa CHT với nội soi khớp gối trong chẩn đoán tổn thương sụn chêm ở bệnh nhân đứt DCCT cao (69,2%), cao nhất là trong chẩn đoán vùng tổn thương 1/3 trước sụn chêm trong (81,1%). Nội dung 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán tổn thương sụn chêm trên hình ảnh CHT khớp gối so với nội soi khớp gối ở bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước Kết quả: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán là: chân tổn thương, thời gian kể từ khi chấn thương, vùng sụn chêm tổn thương, hình thái sụn chêm tổn thương. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 Bài tạp chí quốc tế (Q2) Toan Thanh Vo, Duc Thien Nguyen, Nguyen Anh Dinh Le, Ky Hien Van Nguyen, Hiep Khanh Vuu, Tu Anh Le, Nguyen Ba Le Phan. Evaluation of meniscal injury on magnetic resonance imaging and knee arthroscopy in patient with anterior cruciate ligament tear. Volume 10, 2024. https://doi.org/10.1051/sicotj/2024051. – Kết quả đào tạo: Hoàn tất đào tạo 05 Bác sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: vothanhtoan1990@yahoo.com |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
7. THS.DS. NGUYỄN VĂN HÀ
1. | Tên đề tài: | Điều chế vật liệu nano xốp silica làm chất mang cải thiện độ tan hoạt chất docetaxel |
2. | Mã số | C2022-44-03 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | ThS.DS. Nguyễn Văn Hà Nhóm nghiên cứu gồm: ThS.DS. Nguyễn Văn Hà PGS.TS. Đoàn Lê Hoàng Tân TS. Nguyễn Thanh Hà ThS.DS.Nguyễn Thị Bảo Anh |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 18 tháng, (03/2022-9/2023) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 130 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 26 tháng 02 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | GS.TS. Thái Khắc Minh (đơn vị: Trường Đại Học Khoa Học Sức Khoẻ, ĐHQG-HCM) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 117/QĐ-ĐHQG ngày 12/02/2025 của Giám đốc ĐHQG-HCM |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Hoàn thành tổng hợp vật liệu MSN có khả năng tải hoạt chất DTX. Phân tích tính chất vật liệu nano sau khi tổng hợp Kết quả: Quy trình tổng hợp vật liệu MSN và BPMO được tối ưu hoá dựa trên phần mềm Design Expert. Kết quả cho thấy biến TEOS và 1,2-bis(triethoxysilyl) ethan ảnh hưởng đến kích thước hạt nano có ý nghĩa thống kê theo thứ tự với MSN và BPMO. Các thông số phản ứng tối ưu cụ thể gồm: Loại dung môi được tối ưu là nước cất 2 lần. Thời gian phản ứng: 2 giờ, khuấy liên tục. Tốc độ ly tâm 15.000 vòng/phút. Thời gian sấy ít nhất 4 giờ ở 80 oC. Vật liệu MSN và BPMO, được xác định hình thái cấu trúc tinh thể, cấu trúc bề mặt, hình thái và cấu trúc lỗ xốp bằng SEM và các phép đo TGA, FT-IR, BET…cho ra các kết quả về kích thước hạt, kích thước lỗ xốp, phân bố kích thước hạt… Nội dung 2: Hoàn thành tải hoạt chất DTX vào MSN và đánh giá khả năng phóng thích dược chất Kết quả: Xây dựng được phương pháp HPLC nhằm định lượng hoạt chất trong thử nghiệm đánh giá hiệu suất tải, cụ thể các thông số bao gồm: Các thông số HPLC: – Hệ thống: HPLC SHIMADZU Prominence- I LC–2030C 3D, đầu dò PDA (190-800 nm), autosampler. – Cột sắc ký: Cột kích thước (25 cm x 4,6 mm), kích thước hạt 5 μm. – Pha động: Acetonitril : Nước (60:40) (tt/tt) – Bước sóng: 230 nm. – Thể tích tiêm: 20 μl. – Nhiệt độ: 30 oC. – Tốc độ dòng: 1,2 mL/phút – Phương trình đường chuẩn DTX trong ethanol có dạng: y = 15743109x với hệ số R2 = 1. Phương trình đường chuẩn DTX trong DMSO có dạng: y = 17163543x với hệ số R2 = 1. Phương trình đường chuẩn DTX trong acetonitril : nước (50:50) có dạng: y = 18924826x + 85529 với hệ số R2 = 1. Các kết quả thí nghiệm động học hấp phụ và phóng thích DTX ở hai môi trường pH 7,4 và pH 5,5 theo thời gian (0, 10, 20, 30, 40, 50, 60 70, 80 giờ) được thực nghiệm. Trong cùng điều kiện pH thử nghiệm, so sánh với lượng DTX tự do giải phóng qua túi thẩm tích, hiệu suất BPMO@DTX giải phóng tốt hơn. Trong đó, hiệu suất BPMO@DTX ở môi trường PBS + 0,1% (v/v) tween 80 (pH 5,5) giải phóng tốt hơn khi ở môi trường PBS + 0,1% (v/v) tween 80 (pH 7,4). Sau 120 giờ, ở điều kiện pH 7,4, lượng DTX giải phóng ra khỏi hạt nano BPMO@DTX là 51,6% cao hơn so với lượng DTX giải phóng từ DTX tự do là 40,95%. Ở pH 5,5, lượng DTX giải phóng ra khỏi hạt nano BPMO@DTX nhanh hơn, với khoảng 52,8% và 67,9% lượng thuốc lần lượt được giải phóng sau 24 giờ và 120 giờ. Lượng giải phóng này cao hơn so với lượng DTX giải phóng từ DTX tự do là 53,9% ở 120 giờ. Điều này cho thấy vật liệu BPMO có khả năng cải thiện độ hoà tan kém của DTX trong nước. So với MSN, BPMO thể hiện ưu điểm tốt hơn ở cả hai môi trường phóng thích. Từ kết quả thực nghiệm, vật liệu BPMO đã cải thiện được độ hoà tan kém của hoạt chất DTX. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm mềm: – 01 danh mục các thông tin phân tích vật liệu MSN – 01 danh mục các thông tin phân tích vật liệu BPMO – 02 quy trình tổng hợp vật liệu đã tối ưu hoá – 01 quy trình định lượng hoạt chất trong thử nghiệm phóng thích – 02 đồ thị phóng thích in vitro tại pH 7,4 và pH 5,5 * Sản phẩm cứng: – BPMO@DTX mẫu 1 – m = 212,53 mg – BPMO@DTX mẫu 2 – m = 139,24 mg – MSN@DTX mẫu 1 – m= 122,78 mg – MSN@DTX mẫu 2 – m= 132,51 mg * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 Bài báo tạp chí quốc tế (Q1) + Ha Nguyen Van, Linh Ho Thuy Nguyen, Ngoc Xuan Dat Mai, Anh Ha Nhat, Trinh Le Thi Thu, Anh Nguyen Thi Bao, Ha Nguyen Thanh, Minh Tri Le, Tan Le Hoang Doan, Enhancing docetaxel efficacy and reducing toxicity using biodegradable periodic mesoporous organosilica nanoparticles, Heliyon, Volume 10, Issue 22, 2024, e40131, ISSN 2405-8440, https://doi.org/10.1016/j.heliyon.2024.e40131. Keywords: Docetaxel; Nanomaterial; Cancer; Drug delivery; BPMO; MSN |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: dsnguyenha@gmail.com |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
8. THS. NGUYỄN THỊ UYÊN
1. | Tên đề tài: | Sàng lọc các chất tiềm năng trong điều trị bệnh tiểu đường loại 2 ở lá rau lang (Ipomoea batatas (L.)) bằng phương pháp in silico |
2. | Mã số | C2023-44-13 |
3. | Chủ nhiệm đề tài: | ThS. Nguyễn Thị Uyên Nhóm nghiên cứu gồm: TS. Nguyễn Minh Nam, TS.DS. Nguyễn Thuỵ Việt Phương, CN. Nguyễn Thành Đạt, CN. Nguyễn Thị Kim Nhường |
4. | Đơn vị: | Trường Đại học Khoa học Sức khỏe, ĐHQG-HCM |
5. | Lĩnh vực: | Khoa học Sức khỏe |
6. | Loại hình: | Nguyên cứu cơ bản |
7. | Thời gian thực hiện: | 24 tháng (02/2023-02/2025) |
8. | Kinh phí nghiên cứu: | 80 triệu đồng |
9 | Thời gian nghiệm thu | Ngày 25 tháng 03 năm 2025 |
10 | Chủ tịch Hội đồng và quyết định thành lập HĐ | GS.TS.DS. Thái Khắc Minh (đơn vị Trường ĐH Khoa học Sức khỏe) theo Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá nghiệm thu số 212/QĐ-ĐHQG ngày 03/03/2025 của Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) về việc thành lập Hội đồng khoa học đánh giá nghiệm thu đề tài cấp ĐHQG-HCM. |
11. | Nội dung thực hiện (chi tiết theo nội dung thực hiện/đăng ký; không quá 800 từ) | Nội dung 1: Sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học trong lá khoai lang Kết quả: – Danh sách 29 các hợp chất có hoạt tính sinh học (HCTN) trong lá khoai lang thoả mãn tiêu chí hấp thu, phân bố, chuyển hoá và thải trừ (ADME) thuộc các nhóm hợp chất có hoạt tính kháng đái tháo đường bao gồm alkaloid, terpenoid, phenolic acid, dẫn xuất coumarin, amine và indole. Nội dung 2: Sàng lọc nhiều mục tiêu điều trị chống lại bệnh ĐTĐT2 Kết quả: – Danh sách 12.824 các mục tiêu điều trị chống lại bệnh ĐTĐT2 từ cơ sở dữ liệu GeneCards, DisGeNET và tài liệu khoa học. Nội dung 3: Sàng lọc các mục tiêu tiềm năng cho hoạt động của lá khoai lang để chống ĐTĐT2 Kết quả: – Danh sách các đích tác động của 29 HCTN trong lá khoai lang được dự đoán từ SwissTargetPrediction và SuperPred.Danh sách 249 mục tiêu tiềm năng duy nhất cho hoạt động của lá khoai lang có liên quan đến ĐTĐT2. Nội dung 4: Dự đoán các hợp chất tiềm năng trong lá khoai lang cho việc phát triển thuốc Kết quả: – Danh sách các hợp chất tiềm năng trong lá khoai lang cho việc phát triển thuốc điều trị ĐTĐT2 trong SPL. |
12. | Kết quả | * Sản phẩm đào tạo và khoa học: – 01 Bài báo tạp chí quốc tế trên IFMBE Proceedings (springer) thuộc trong danh mục Scopus + Tên bài : In silico screening of Sweet Potato Leaf Polyphenols for Antidiabetic Activity + Tác giả: Kim Nhuong Nguyen, Uyen Nguyen, Phuong Nguyen, và Minh Nam Nguyen + Được chấp nhận đăng vào ngày 25/09/2024 – Kết quả đào tạo: + Đào tạo thành công 01 Dược sĩ đại học tại Trường Đại học Khoa học Sức khoẻ; – Báo cáo hội nghị trong quốc tế + Hội nghị quốc tế “The 10th International Conference in Vietnam on the Development of Biomedical Engineering (BME10)”, ngày 25-27/07/2024 |
13. | Hình ảnh giới thiệu kết quả | (cập nhật) |
14. | Thông tin liên hệ CNĐT | Email: ntuyen@uhsvnu.edu.vn |
15. | Liên hệ ĐHQG-HCM | Ban Khoa học và Công nghệ (Phòng 309, NĐH) và Trang điện tử thông tin về hoạt động KH&CN (https://research.vnuhcm.edu.vn/) |
————————
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC SỨC KHỎE, ĐHQG-HCM
- ĐC: Tòa nhà hành chính YA1, Đường Hải Thượng Lãn Ông, Khu Đô thị ĐHQG-HCM.
- ĐT: (028) 7102 1212
- Fanpage: https://www.facebook.com/VNUHCM.UHS/
- Youtube: https://www.youtube.com/@VNUHCM-UHS